当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Queretaro vs Pumas UNAM, 06h00 ngày 20/1: Khách làm chủ 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov (Ảnh: Reuters).
Nga ngày 2/12 cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm ép buộc các nước sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng. Phát biểu này được đưa ra sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 100% đối với các nước BRICS nếu họ tạo ra đồng tiền riêng, hoặc dùng đồng tiền khác thay thế USD trong giao dịch.
Cuối tuần trước, ông Trump yêu cầu các nước thành viên BRICS cam kết không tạo ra một loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay thế đồng USD, nhấn mạnh rằng nếu không làm vậy, họ sẽ phải đối mặt với mức thuế 100%.
"Chúng tôi yêu cầu các quốc gia này cam kết rằng họ sẽ không tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới, cũng không ủng hộ bất kỳ loại tiền tệ nào khác để thay thế đồng USD hùng mạnh, nếu không họ sẽ phải đối mặt với mức thuế quan 100% và nên nói lời tạm biệt với việc xuất khẩu vào nền kinh tế tuyệt vời của Mỹ", ông Trump tuyên bố trên nền tảng truyền thông xã hội Truth Social.
Nhóm BRICS ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi và Trung Quốc, nhưng sau đó đã kết nạp thêm các nước khác. Nhóm này không có đồng tiền chung, nhưng các cuộc thảo luận lâu dài về chủ đề này đã đạt được một số động lực sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga vì cuộc chiến ở Ukraine.
Khi được hỏi về những bình luận của ông Trump, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết đồng USD đang mất đi sức hấp dẫn như một loại tiền tệ dự trữ đối với nhiều quốc gia, một xu hướng mà ông cho biết đang diễn ra nhanh chóng.
"Ngày càng có nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng nội tệ trong các hoạt động thương mại và kinh tế đối ngoại của họ", ông Peskov nói với các phóng viên.
Ông dự đoán rằng nếu Washington dùng đến "vũ lực kinh tế" để buộc các nước sử dụng đồng USD thì điều này sẽ phản tác dụng và khiến các nước tiếp tục chuyển sang dùng đồng nội tệ hoặc đồng tiền khác trong giao thương.
Hồi tháng 10, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng, các quốc gia BRICS đã trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế quốc tế. Ông cho biết, BRICS hiện chiếm 37,4% GDP toàn cầu, trong khi nhóm G7 chỉ chiếm 29,3%. "Và khoảng cách này đang ngày càng mở rộng. Và nó sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa. Đó là điều không thể tránh khỏi", ông Putin nói thêm.
Theo giới quan sát, BRICS đang thúc đẩy một thế giới không chỉ dùng đồng USD vì họ tin rằng một thế giới có nhiều đồng tiền dự trữ sẽ mang lại cho họ nhiều quyền tự chủ hơn về chính sách.
Hồi tháng 9, ông Trump từng cảnh báo sẽ áp thuế với các quốc gia dừng sử dụng đồng USD. "Bạn từ bỏ đồng USD và bạn sẽ dừng giao thương với Mỹ vì chúng tôi sẽ áp thuế 100% lên hàng hóa của các bạn", ông tuyên bố, cho biết ông vẫn muốn USD là đồng tiền dự trữ của thế giới.
Một nghiên cứu của Trung tâm Địa kinh tế thuộc Hội đồng Đại Tây Dương năm nay cho thấy đồng USD vẫn là đồng tiền dự trữ chính của thế giới và cả đồng euro lẫn các nước BRICS đều chưa thể giảm sự phụ thuộc toàn cầu vào đồng USD.
" alt="Nga lên tiếng sau khi ông Trump dọa áp thuế 100% các nước BRICS"/>Nga lên tiếng sau khi ông Trump dọa áp thuế 100% các nước BRICS
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Getty).
Reutersdẫn nguồn thạo tin ngày 4/12 cho hay, các cố vấn của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã trình ông 3 phương án giải quyết xung đột giữa Nga và Ukraine.
Một cựu quan chức an ninh quốc gia của ông Trump, người tham gia vào quá trình chuyển đổi chính phủ đang diễn ra ở Mỹ, cho hay một trong những kế hoạch đó là của ứng viên đặc phái viên Nga - Ukraine, Trung tướng quân đội đã nghỉ hưu Keith Kellogg.
Hai phương án còn lại là do Phó Tổng thống đắc cử J.D. Vance và cựu Quyền Giám đốc tình báo Richard Grenell đề xuất.
Bất chấp những khác biệt nhất định, tất cả các đề xuất đều bao gồm việc Kiev nhượng lãnh thổ cho Moscow và từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO.
Các cố vấn của ông Trump được cho là có ý định cố gắng gây áp lực buộc hai nước phải đàm phán bằng cách sử dụng chiến lược "cây gậy và củ cà rốt".
Theo đó, Washington sẽ ngừng viện trợ quân sự cho Kiev nếu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từ chối đàm phán, hoặc cung cấp thêm vũ khí nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin không sẵn sàng đối thoại.
Các cố vấn giấu tên cho biết, tính đến tuần trước, Tổng thống đắc cử Trump vẫn chưa triệu tập một nhóm làm việc để đưa ra một kế hoạch hòa bình thống nhất.
Họ nhấn mạnh, thỏa thuận giữa Moscow và Kiev có thể sẽ phụ thuộc vào sự tham gia cá nhân trực tiếp của ông Trump và hai nhà lãnh đạo Nga, Ukraine.
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump nhiều lần tuyên bố sẽ chấm dứt giao tranh giữa Moscow và Kiev trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử, nhưng chưa bao giờ giải thích chính xác ông sẽ đạt được điều này bằng cách nào.
Tổng thống Ukraine Zelensky trước đây kiên quyết bác bỏ khả năng đưa ra bất kỳ nhượng bộ lãnh thổ nào với Moscow, nhưng gần đây đã có lập trường mềm mỏng hơn.
Trả lời phỏng vấn tuần trước, ông cho biết, Ukraine để ngỏ ký thỏa thuận ngừng bắn với Nga nếu các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO, trong khi lãnh thổ bị Moscow kiểm soát sẽ được khôi phục sau này bằng con đường ngoại giao. Ông thừa nhận, Ukraine không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất bằng sức mạnh quân sự.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nhấn mạnh, việc đảm bảo tư cách thành viên NATO cho Kiev phải là điều kiện để ký kết thỏa thuận ngừng bắn, vì nó sẽ đặt Ukraine vào "thế mạnh" trong trường hợp một cuộc xung đột mới nổ ra với Nga.
Về phía Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố, Moscow sẵn sàng tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột. Tuy nhiên, để làm được điều này cần giải quyết gốc rễ vấn đề, trong đó có việc NATO mở rộng về phía Đông gây ra mối đe dọa an ninh cho Nga.
" alt="Kế hoạch chấm dứt xung đột Ukraine của đội ngũ ông Trump"/>